bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung mới nhất

bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung mới nhất

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỚI NHẤT

 

CHỦ BIÊN:TS. NGUYỄN MINH TUẤN

NXB: Tư pháp phát hành

1. TS. VƯƠNG THỊ THANH THÚY bình luận Từ Điều 01 đến Điều 100
2. ThS. CHU THỊ LAM GIANG bình luận Từ Điều 101 đến Điều 200
3. ThS. KIỀU THỊ THÙY LINH bình luận Từ Điều 201 đến Điều 300
4. ThS. HOÀNG THỊ LOAN bình luận Từ Điều 301 đến Điều 400
5. ThS. NGUYÊN VĂN HỢI bình luận Từ Điều 401 đến Điều 500
6. ThS. HOÀNG NGỌC HƯNG bình luận Từ Điều 501 đến Điều 600
7. ThS. LÊ THỊ GIANG bình luận Từ Điều 601 đến Điều 630
8. TS. NGUYỄN MINH TUẤN bình luận Từ Điều 631 đến Điều 757
Cuốn sách bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung mới nhất được bình luận đầu đủ hết tất cả 34 chương và 757  điều

bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung  mới nhất

Ảnh bìa cuốn sách bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung

để quý vị có nắm bắt được phần nào nội dung cuốn bình luận khoa học bộ luật dân sự của nhà xuất bản tư pháp chúng tôi xin trích đầy đủ bình luận khoa học bộ luật dân sự trong điều 1 cho quý vị tham khảo

Điều 1. Nhiêm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bô luật Dân sư

Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa
vụ của các chủ thể về nhân thán và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kỉnh doanh, thương mại, lao động (sau đâv gọi chung là quan hệ dân sự)
Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đàm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự. góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chắt và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Bình luận:
Theo quy định tại đoạn 1 của Điều này, cho thấy được ba vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất. Bộ luật Dân sự được ban hành để quv định quvền và nghĩa vụ của các chủ thể cũng như quy định cách xử sự mà các chủ
thể được phép lựa chọn hoặc phải tuân theo khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Thứ hai, Bộ luật Dân sự được ban hành đế điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phát sinh trona các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên. Bộ luật Dân sự không điều chỉnh mọi quan hệ tài sản cũng như không điều chình mọi quan hệ nhân thân. Chỉ những quan hệ tài sản thể hiện ý chí của các bên chủ thể, có tính
chất hàng hoá tiền tệ, có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi (trừ một số ngoại lệ không có tính đền bù tương đương như tặng, cho) mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự điều chỉnh quan hệ nhân thân bằng cách quy định các giá trị nhân thân nào là quyền nhân thân và quy định các phương thức bảo vệ quyền nhân thân.
Thứ ba, Bộ luật Dân sự có phạm vi điều chỉnh rộng. Nó không chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong lĩnh vực dân sự mà còn điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động. Điều này được lý giải bởi vì trong lĩnh vực pháp luật tư, luật dân sự được coi là gốc, còn luật hôn nhân và gia đình, luật kinh doanh thương mại, luật lao động là các luật chuyên ngành. Do đó, có những quy phạm trong Bộ luật Dân sự được coi là nền tảng nên sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các lĩnh vực luật chuyên ngành. Ví dụ, khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Theo quy định này, vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một trong hai bên chết. Tuy nhiên, vấn đề thừa kế của vợ và chồng được giải quyết như thế nào (vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ mấy của nhau, khi một trong hai bên chết thì bên kia được hưởng di sản trong những trường hợp nào,…) thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định cụ thể. Do đó, khi cần giải quyết vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng thì phải căn cứ vào các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự.
Quy định tại đoạn 2 Điều này cho thấy Bộ luật có hai nhiệm vụ:
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Điều này được thể hiện qua các chế định cụ thể trong Bộ luật Dân sự. Ví dụ: Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định về các phương thức bảo vệ quyền nhân thân; các quy định vê giám hộ từ Điêu 58 đên Điêu 73 nhăm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 128 đến Điều 137 và Điều 138 không chỉ bảo vệ quyền lợi của một hoặc các bèn trong giao dịch mà còn bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan, lợi ích của Nhà nước hoặc lợi ích công cộng, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu; các quy định về bảo vệ quyền sở hữu từ Điều 255 đến Điều 261 không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản mà còn bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu ngay tình,…
Thứ hai, Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trons quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều này có nghĩa là các quy phạm trong Bộ luật Dân sự có vai trò như những công cụ duy trì và đảm bảo sự công bàng về mọi mặt giữa các chủ thể.
Từ phân tích trên cho thấy Điều luật này có một số điểm chưa hợp lý:
Thứ nhất, giữa tên của điều luật và nội dung của điều luật không có sự thống nhất về trật tự sắp xếp các vấn đề. Cụ thể: tên của điều luật được thiết kế với hai nội dung là nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Trong đó, nhiệm vụ được đề cập trước. Tuy nhiên, trong phần nội dung của Điều luật này thì phần nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự lại được đề cập trước, nội dune liên quan đến nhiệm vụ của Bộ luật Dân sự lại được đề cập sau.
Thứ hai, trong Điều luật này quy định về “nhiệm vụ của Bộ luật Dân sự” là chưa phù hợp. Bởi vì, khi nói đến hai từ “nhiệm vụ” nsười ta thườns gắn nó với chủ thể của một quan hệ. tức là nó thường được dùng với con người hoặc các tồ chức của con người. Tuy nhiên, theo cách quy định tại Điều này. nhiệm vụ lại được sắn với Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự là một văn bản pháp luật, nó chứa đựng trong đó các quy tắc xử sự mà các chủ thể phải tuân theo. Tức là các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác sẽ sử dụng các quy phạm trong Bộ luật Dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Do đó, nói “nhiệm vụ của Bộ luật Dân sự” là chưa phù hợp.
Thử ba, đoạn 1 Điều này có quy định: “Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác… Khi chúng ta nói đến “chuẩn mực“ là nói đến một vấn đề có tính thống nhất cao, có tính nguyên tắc chune buộc mọi chủ thể phải tuân theo. Theo cách quy định tại đoạn 1 này có thể hiểu Bộ luật Dân sự sẽ đưa ra cách xử sự chuẩn mực cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, trong hầu hết các điều trong Bộ luật Dân sự có quy định về cách thức xử sự thì các chủ thể đều được lựa chọn cách xử sự (Điều 221 cho phép các chủ thể được thoả thuận về việc quản lý tài sản chung, Điều 222 cho phép các chủ thể được thoả thuận về việc sử dụng tài sản chung, Điều 431 cho phép các bên thoả thuận về giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản, Điều 476 khoản 1 cho phép các bên được thoả thuận về lãi suất trong hợp đồng vav tài sản,…). Do đó, cùng một quan hệ nhưng các chủ thể khác nhau sẽ có những cách thức xử sự khác nhau, có trường hợp các chủ thể sẽ thoả thuận đưa ra cách thức xử sự. có trường hợp sẽ xử sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo tác giả, qua phân tích trên có thể thấy, quy định như đoạn 1 Điều này chưa hoàn toàn phù hợp.

Trân trọng giới thiệu tới quý đọc giả cuốn sách bình luận khoa học bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung  mới nhất hiện nay do nxb tư pháp phát hành
 

TRUNG TÂM SÁCH Y DƯỢC – BÁN SÁCH TOÀN QUỐC
GIAO SÁCH SAU 30 PHÚT ĐẶT HÀNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HCM
Vui lòng liên hệ: 0973 466 809 – 0964 604 626

nguồn: biểu thuế xuất nhập khẩu
(MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TẬN NƠI TẤT CẢ CÁC ĐƠN HÀNG)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *